Ngày nay, người ta có thể dễ dàng đặt một món đồ và nhận được hàng chỉ sau một thời gian ngắn. Một điều tưởng chừng rất đơn giản ấy lại cần tới hệ thống phức tạp phía sau gọi là Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. Vậy logistics là gì và tầm quan trọng của nó như nào, hãy cùng rouler.cc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Giải đáp khái niệm “Logistics là gì?”
Logistic và chuỗi quản lý cung ứng là hoạt động mà ở đó sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ được được kết nối với nhau thành một mạng lưới dây chuyền. Có thể nói, logistics ra đời với sứ mệnh giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
Bạn sẽ thường được nghe thấy tên khác của dịch vụ này là Logistic and Supply Chain Management. Logistics sẽ xuất hiện từ điểm đầu tiên cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ban đầu hậu cần là thuật ngữ thường dùng trong quân đội với ý nghĩa di chuyển quân nhân, trang thiết bị hoặc hàng hóa. Ngày nay nó đã phổ biến hơn trong bối cảnh phát triển của thương mại điện tử.
II. Các hoạt động của Logistic và chuỗi quản lý cung ứng
Không khó để có thể bắt gặp những tờ báo kinh tế, các hội thảo, các cuộc họp đề cập đến tầm quan trọng của logistics trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Tại sao lại như vậy? Để có thể trả lời sâu hơn về câu hỏi logistics là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các hoạt động của nó.
1. Về hoạt động của Logistics
Như đã đề cập ở phần trên, Logistics là khâu trung gian mà tại đây hàng hóa( sản phẩm hoặc dịch vụ) sẽ được đảm bảo đưa đến tay khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
Hoạt động của Logistics bao gồm các hoạt động nhỏ hơn như:
- Vận tải hàng hóa xuất – nhập khẩu
- Quản lý đội tàu và kho bãi
- Quản lý nguyên vật liệu
- Đảm bảo thực hiện đơn hàng
- Quản trị tồn kho
- Hoạch định lại cung cầu
Bên cạnh đó Logistic cũng đảm nhiệm luôn việc kiếm tìm nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, hàng hóa; lập ra các kế hoạch sản xuất, đóng gói chi tiết hàng hóa đến khách hàng.
2. Về hoạt động của quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là một mạng lưới kết nối nhiều hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuất- tồn kho- địa điểm- vận chuyển trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ngoài ra quản lý chuỗi cung ứng cũng bao gồm tất cả các hoạt động thuộc về quản lý hậu cần như lập kế hoạch và đảm bảo việc tìm nguồn cung ứng hay thu mua.
Hoạt động logistics nằm trong các hoạt động của quản lý chuỗi cung ứng.
III. Tầm quan trọng của logistics trong cuộc sống hiện đại
Trong mọi hoàn cảnh, dù sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp được đầu tư chau chuốt đến mấy, nhưng nếu nó không đến được tay khách hàng đúng thời điểm thì cũng sẽ coi là thất bại. Đây chính là ý nghĩa vô cùng quan trọng của Logistics đối với nền kinh tế.
Bên cạnh đó, logistics tham gia từ đầu đến cuối trong một chuỗi cung ứng. Với logistic, các nguyên vật liệu sẽ được đảm bảo thu mua, vận chuyển và lưu trữ sao cho đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Điều này giúp các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lành mạnh và đem lại lợi nhuận không tưởng.
Nên nhớ rằng trong thị trường cạnh tranh, việc phân phối, cung cấp và sử dụng nguồn lực đúng thời điểm cũng đem lại rất nhiều thành công cho một doanh nghiệp.
Đối với khách hàng, thời gian vận chuyển là một trong những yếu tố đánh giá về độ hài lòng về một sản phẩm/ dịch vụ. Do đó dù sản phẩm hay dịch vụ được đầu tư tốt đến đâu, nếu không được đưa đến tay người tiêu dùng kịp thời thì sự hài lòng sẽ giảm sút. Đương nhiên điều này gây tác động tiêu cực không nhỏ đến lợi nhuận và sự phát triển của một doanh nghiệp.
IV. Các loại hình dịch vụ phổ biến hiện nay của logistics
Hiện nay với tốc độ phát triển của việc mua sắm trực tuyến, logistics và quản lý chuỗi cung ứng trở thành một nhân tố quan trọng giúp đáp ứng nhu của người tiêu dùng. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của rất nhiều các loại hình dịch vụ phổ biến của logistic.
Loại hình dịch vụ logistics được nhiều người biết đến nhất có lẽ là hậu cần bán hàng giúp vận chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Có thể gọi họ là “người vận chuyển” hoặc shipper.
Ngoài ra còn một số loại hình hậu cần khác như hậu cần thu mua luồng nguyên liệu hoặc phụ tùng, hậu cần sản xuất phần nguyên vật liệu của một nhà máy hoặc xí nghiệp, hậu cần phục hồi cho phần lợi nhuận thu được, hậu cần tái chế giúp xử lí phần chất thải từ người tiêu dùng,…
V. Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về Logistics và tầm quan trọng của nó. Hy vọng độc giả đã có câu trả lời cho thắc mắc logistics là gì sau khi đọc xong bài viết này. Nếu bạn còn điều gì chưa rõ, hãy để lại bình luận phía bên dưới.