Tết Đoan Ngọ là gì

Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ đã tồn tại từ hàng ngàn năm trong văn hóa của người phương Đông cũng như người Việt. Vào ngày này, trẻ em sống ở vùng biển sẽ được cha mẹ đưa đi tắm biển vào đúng giờ Ngọ, hoặc sáng dậy sẽ được ăn cơm rượu quả mận. Còn đối với người dân Tp.Hồ Chí Minh sẽ còn có thêm món bánh tro, tắm lá thơm. Vậy Tết Đoan Ngọ là gì, có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng rouler.cc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I. Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ là gì
Tết Đoan Ngọ là ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là tết diệt sâu bọ, diễn ra vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch. Bởi vì, tháng 5 chính là thời điểm giữa năm cũng là lúc mùa Chiêm kết thúc và người nông dân chuẩn bị bước vào mùa Vụ.
Theo đó, Đoan có nghĩa là bắt đầu, Ngọ là thời gian từ 11h đến 13h chiều, đây là khoảng thời gian nóng nhất trong nhất, tức là giờ Ngọ. Như vậy, Đoan Ngọ được hiểu là ngày mở đầu chuỗi thời gian nóng nhất trong năm. Không chỉ riêng ở Việt Nam, mà cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì thế, đây được xem là phong tục truyền thống của người Á Đông về sự tuần hoàn của thời tiết.

II. Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ với ý nghĩa là diệt trừ sâu bọ gây hại cho mùa màng
Có nhiều ý kiến cho rằng nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ là từ đất nước tỷ dân Trung Quốc. Nó gắn liền với nhiều truyền thuyết ly kỳ và trong đó nổi bật nhất là câu chuyện về vị quan Khuất Nguyên. Theo đó, ông không chỉ là nhà văn nổi tiếng mà còn là vị trung thần của nước Sở. Trong một lần bị gian thần hãm hại, Khuất Nguyên đã gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Người dân nơi đây thương tiếc cho sự trung nghĩa của vị quan này nên vào ngày 5/2 âm lịch mọi người đều làm bánh bá trạng thả trôi sông để tưởng nhớ đến ông.
Còn đối với người Việt Nam, Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc hoàn toàn khác. Vậy đối với người Việt, Tết Đoan Ngọ là gì? Vào ngày mùa sau khi trúng vụ, người nông dân thường tổ chức ăn mừng nhưng lại bị sâu bọ kéo đến phá hoại, ăn sạch hoa màu. Trong khi người nông dân không biết phải xử lý tình trạng này như thế nào thì Đôi Truân – một ông lão bất ngờ xuất hiện.
Khi đó, ông lão đã chỉ cho người dân mỗi nhà lập một đàn cúng gồm có hoa quả, bánh tro và sau đó ra trước nhà tập thể dục. Người dân nhanh chóng làm theo hướng dẫn của ông và chỉ một lục sau, sâu bọ bắt đầu chết hết.
Dân làng định cảm tạ thì ông đã biến mất. Sau đó, để tưởng nhớ đến việc này, người nông dân đã đặt cho ngày này cái tên là Tết diệt sâu bọ, cũng có người gọi là Tết Đoan Ngọ bởi vì lễ cúng được diễn ra vào đúng giờ Ngọ.
Vì thế, Tết Đoan Ngọ chính là ngày diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng, cây trồng. Tại một số địa phương ở nước ta vẫn còn giữ phong tục người xưa, rất coi trọng ngày Tết Đoan Ngọ. Vì thế, sau Tết Nguyên Đán thì Tết Đoan Ngọ là cái tết sum vầy, đầm ấm và gắn liền với đời sống của người nông dân Việt Nam.

III. Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Tết Đoan Ngọ của người Việt.

1. Trái cây

Mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ có nhiều loại trái cây vị chua
Vào ngày tết diệt sâu bọ, trên mâm cúng không thể thiếu các loại trái cây. Tại miền Bắc, tháng 5 âm lịch là mùa của mận, vải… hương vị của những loại quả chua ngọt này càng khiến ngày Tết thêm hương vị đậm đà.
Còn đối với người miền Nam, mâm cúng Tết Đoan Ngọ là gì? Loại trái cây yêu thích của người dân miền Nam là xoài, chôm chôm, vải, dưa hấu…

2. Bánh tro

Bánh tro hay còn được gọi là bánh gio, bánh ú và tùy theo từng địa phương mà món bánh này sẽ có nhiều biển thế và cách gói khác nhau. Nhưng nhìn chung, bán sẽ được làm từ gạo nếp ngâm với nước tro và gói bằng lá chuối.
Bánh có vị ngọt, mềm dẻo, rất dễ ăn và mát ruột. Với những biến thể bánh tro không có nhân thì sẽ ăn cùng với đường mật mía, nước mạch nha, mật ong…

3. Thịt vịt

Vào ngày diệt sâu bọ, hầu như các chợ ở miền Bắc và miền Trung đều rộn ràng với việc mua bán vịt sống. Bởi theo quan niệm của người dân, từ ngày 5/5 âm lịch trở đi thì vị đã béo và có nhiều thịt. Vì thế, gia đình nào cũng sẽ mua vịt để chiến biến thành nhiều món ăn khác nhau như vịt luộc, vịt quay…

4. Cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Người dân tin rằng nếu ăn cơm gạo nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ sẽ giúp diệt sâu bọ. Vì thế đây là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng của người dân ở cả 3 miền.
Cơm rượu nếp có vị thanh, cay nhẹ đầu lưỡi, chua nên dù người già hay trẻ đều rất thích món ăn này.

5. Chè

Hai món chè không thể thiếu trong mâm cúng tết Tết Đoan Ngọ của người Việt là chè hạt sen và chè đỗ đen, bởi chúng có công dụng giải nhiệt hiệu quả.
Tháng 5 thường có thời tiết rất thất thường nên mọi người dễ bị ốm vặt, vì thế việc ăn chè trong ngày Tết Đoan Ngọ sẽ giúp phòng bệnh và cầu mong sức khỏe tốt.
Đối với người dân xứ Huế, chè kê cũng là món chè không thể thiếu mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Chè kê có màu vàng ươm và mùi thơm ngọt ngào.

IV. Người Việt làm gì vào ngày Tết Đoan Ngọ

Nhiều địa phương người dân còn tắm lá thơm
Ngoài việc làm mâm cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ thì người dân ở các vùng miền còn có những phong tục, nghi thức khác nhau. Vì thế để hiểu rõ hơn về Tết Đoan Ngọ là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hoạt động của người Việt trong ngày này.
Ngày nay, vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân miền Nam sẽ thường làm hoặc mua bánh tro, lá xông và trái cây về để cúng. Còn người dân miền Trung sẽ mua vịt, rủ nhau đi tắm biển hoặc tắm nước giếng vào đúng giờ Ngọ. Người miền Bắc sẽ ăn cơm rượu, quả mận, quả vải… ngay sau khi thức dậy.
Còn ở một số vùng quê, cho đến nay vẫn lưu truyền tập tục hái lá thuốc vào giờ Ngọ của ngày Tết Đoan Ngọ bởi họ tin rằng đây là thời gian có dương khí tốt nhất trong năm. Do đó, người dân sẽ hái bất kỳ loại lá thuốc có trong vườn đem phơi khô để trị bệnh khi cần.
Trước kia, vào ngày Tết Đoan Ngọ trẻ em còn được người lớn nhuộm móng tay. Hoặc mang áo trẻ lên chùa để vẽ bùa với mong muốn là không bị ma quỷ quấy phá.
Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã biết được Tết Đoan Ngọ là gì cũng như ý nghĩa của ngày tết đặc biệt này. Nhìn chung, đây là ngày tết gắn liền với tín ngưỡng của người Việt xưa và đã dần trở thành một ngày Tết truyền thống.