Ho khan là một căn bệnh thường gặp đối với bất cứ độ tuổi nào từ già đến trẻ. Ho khan khiến người bị bệnh cảm thấy khó chịu vì cơn kho thường xuyên xuất hiện kèm theo tình trạng ngứa họng. Vậy bạn đã biết rõ ho khan là gì? Hôm nay hãy cùng rouler.cc tìm hiểu về bệnh ho khan cũng như cách điều trị ho khan hiệu quả nhé!
I. Tìm hiểu về ho khan là gì?
Ho khan là hiện tượng cơn ho không bật được đờm hay dịch đường hô hấp ra khỏi đường thở. Cổ họng bị kích thích và gây ra cảm giác ngứa họng, đau rát, khó chịu hoặc khàn tiếng. Khi ho khan sẽ kèm theo các triệu chứng khác như ho từng cơn, dai dẳng và không kiểm soát được. Bên cạnh đó người bệnh còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sốt, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, đau tức ngực,..
Thông thường tình trạng ho khan có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Dựa vào thời gian mắc bệnh, ho khan có thể được chia ra làm:
- Ho cấp tính khi cơn ho xuất hiện khoảng 2 tuần.
- Ho kéo dài từ 2 đến 4 tuần ở trẻ em gọi là ho cấp tính kéo dài.
- Ho kéo dài trên 4 tuần gọi là ho mãn tính.
- Khi người lớn bị ho trên 8 tuần là ho dai dẳng.
II. Nguyên nhân của bệnh ho khan
Việc tìm hiểu nguyên nhân ho khan sẽ khó hơn các loại ho khác vì khó lấy đờm để làm xét nghiệm. Vậy nguyên nhân của ho khan thường được các bác sĩ chẩn đoán bằng hình ảnh, biểu hiện của người bệnh như:
1. Hen suyễn
Hen nhuyễn cùng là một nguyên nhân phổ biến của bệnh ho khan hoặc ho có đờm. Trong đó hen phế quản dạng ho có triệu chứng chủ yếu là ho khan. Bên cạnh đó còn có một số triệu chứng khác như:
- Thở khò khè
- Khó thở
- Tức ngực,…
2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một loại trào ngược axit mãn tính, xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào thực quản. Và axit này có thể kích thích thực quản và kích hoạt gây ra phản ứng ho.
3. Hội chứng chảy dịch mũi sau
Hội chứng chảy dịch mũi sau có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị tình trạng ho khan. Bệnh này liên quan đến tình trạng chất nhầy ở mũi chảy xuống cổ họng. Khi bị dị ứng cảm lạnh, dịch trong mũi xuất hiện nhiều hơn và chất nhầy này chảy dịch ở mũi sau kích thích các dây thần kinh ở phía sau cổ họng, gây ra tình trạng ho.
4. Nhiễm virus
Nguyên nhân tiêu biểu của tình trạng ho khan chính là nhiễm virus, có thể là một trong các virus cảm lạnh thông thường, triệu chứng xuất hiện thường ngắn hơn 1 tuần.
Hiện nay người bị nhiễm virus cúm A hay Sar-cov-2 đều có thể xuất hiện tình trạng ho khan, gây khó chịu cho người bệnh.
5. Do tác động từ môi trường
Môi trường hiện nay xuất hiện tình trạng ô nhiễm như khói bụi, ô nhiễm, nấm mốc,…có thể gây kích ứng đường thở gây nên tình trạng ho khan. Ngay cả khi không khí sạch quá, lạnh quá cũng có thể gây ho ở một số người quá mẫn cảm.
6. Ho gà
Ho gà là một tình trạng rất dễ lây lan, gây cho người bệnh tình trạng ho nghiêm trọng. Bệnh ở giai đoạn đầu có thể hiểu nhầm là cảm lạnh, nhưng sau đó xuất hiện những cơn ho không kiểm soát được.
7. Suy tim
Suy tim xảy ra khi cơ tim không bơm máu cho bình thường. Bệnh này có thể khiến cho người bệnh ho dai dẳng có thể kèm chất nhầy màu trắng hoặc hồng. Bên cạnh đó người bệnh còn cảm thấy nhịp tim nhanh không đều, khó thở đột ngột,..
Bệnh này cũng phổ biến hơn với người thường bị bệnh như bệnh động mạch vành, huyết áp cao,..
III. Cách điều trị và phòng ngừa ho khan
1. Điều trị ho khan
Hiện nay có nhiều cách để đặc trị dứt điểm ho khan, bởi đây không phải là bệnh lý nguy hiểm, có thể điều trị tại nhà:
- Sử dụng thuốc Tây: Phương pháp này thường theo chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các loại thuốc mà bác sĩ cho bệnh nhân điều trị ho khan là thuốc chống viêm, thuốc giảm phản xạ ho, kẹo ngậm,…
- Sử dụng mẹo dân gian: Với mẹo dân gian người bệnh có thể sử dụng củ cải trắng, nghệ tươi kết hợp chanh và gừng, mật ong và giấm táo,..hoặc một số bài thuốc đông y chuyên trị ho khan.
2. Phòng ngừa ho khan
Ho khan là một chứng bệnh dễ mắc khi có điều kiện thích hợp có thể do các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, dưới đây là một số mẹo phòng ngừa ho khan tái phát:
- Uống nước lọc: Hãy đảm bảo uống đủ ít nhất 1,5l nước mỗi ngày để giúp niêm mạc không bị khô, giữ ẩm cổ họng và ngăn ngừa kích ứng. Nên uống nóng thay vì nước lạnh.
- Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe. Bạn có thể nạp vitamin C bằng cách ăn nhiều rau củ, cà chua, dứa, cam,..
- Tắm nước nóng: Khi bị cảm lạnh hay thời tiết thay đổi không nên tắm nước lạnh bởi dễ bị cảm lạnh.
- Nên kê đầu cao khi nằm: Khi bị ho hay xuất hiện tịt mũi, nên nằm cao đầu khi ngủ giúp làm giảm dịch nhầy chảy ngược vào cổ họng, ngăn ngừa chứng dịch chảy mũi sau, trào ngược dạ dày.
IV. Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về ho khan là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng với những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!